BẢN TIN SỨC KHỎE TÔM NUÔI
Công ty TNHH Thương Mại – Xuất Nhập Khẩu Mỹ Bình
☎ HOTLINE: 0911 383 533
🌐 WEB:
✿ Nhà máy sx: 28T, Nguyễn Văn Quy, KV Phú Khánh, P. Phú Thứ, Q. Cái Răng, TP. Cần Thơ.
Xin kính chào quí vị và các bạn, mời các bạn theo dõi bản tin Sức khỏe tôm nuôi của công ty Mỹ Bình, được phát sóng định kỳ mỗi tháng trên kênh Youtube Channel.
Hiện nay tình hình dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp ở một số khu vực, gây khó khăn cho việc đi lại của bà con. Để tạo điều kiện tư vấn và xét nghiệm bệnh tôm cho, công ty Mỹ Bình vẫn tiếp nhận các mẫu xét nghiệm và tư vấn kỹ thuật trực tuyến cho bà con.
Trong tháng 09 vừa qua, phòng xét nghiệm bệnh tôm của công ty Mỹ Bình tại đại lý Vũ Hùng, thuộc khu vực huyện Đầm Dơi – Thành Phố Cà Mau đã tiếp nhận 53 mẫu xét nghiệm. Trong đó có 15 mẫu tôm và 38 mẫu nước. Qua phân tích và chuẩn đoán cho ra kết quả bệnh tôm và vấn đề phổ biến trong môi trường như sau:
Đối với mẫu tôm:
– Có một số ao nuôi gặp tình trạng tôm còi cọc, chậm lớn.
– Gan tôm gặp một số vấn đề như: Gan teo – thiếu dinh dưỡng, mất cấu trúc gan, có ký sinh trùng, khuẩn và Vermiform trong gan.
– Có ao tôm bị xuất huyết ruột nhưng đa số nằm trong giai đoạn xuất huyết nhẹ
– Trong phân tôm có ký sinh trùng, vermiform và một số loại tảo gây ảnh hưởng đến sức khỏe tôm
– Giun đốt xuất hiện nhiều trong ao, đặc biệt là ao tôm dưới 50 ngày tuổi.
– Về môi trường:
– Độ mặn trong tháng 9 (dao động từ 7‰ đến 22‰) thấp hơn so với tháng trước nhưng không đáng kể, độ mặn có xu hướng giảm thấp khi về cuối tháng do tác động bởi lượng mưa nhiều, nhưng vẫn đảm bảo trong nuôi tôm thẻ chân trắng hiện nay.
– Có 10 mẫu xét nghiệm ao tôm bị nhiễm phèn (chiếm 18.9%), xuất hiện với nồng độ thấp từ 0.05mg/l đến 0.15mg/l và đa số xuất hiện sau nhưng cơn mưa kéo dài.
– Độ kiềm: trong tháng ít có sự biến động, dao động trung bình từ 108-216 mgCaCO3/L, đa số các ao nuôi đều đạt được nồng độ kiềm tương thích cho từng giai đoạn nuôi.
– pH trong ao: có 3 trường hợp ao có pH cao, ngưỡng cao nhất đạt 8.6 (thường gặp ở các ao nước trong) và 6 trường hợp pH thấp ngưỡng thấp nhất 6.7
– Trường hợp pH thấp 6.7 đã làm cho tôm lột nhưng không cứng vỏ được, dẫn đến tình trạng rớt nhiều trên ao nuôi → qua đó bà con nên chú trọng hơn nữa trong việc bón vôi sau mưa, đặc biệt là trong tình trạng mưa đêm nhiều như hiện nay.
o Khí độc NH3 trong ao tôm: dao động từ 0,1 – 0,4 mg/l và tăng liên tục trong suốt vụ nuôi ở tất cả các ao, nhưng đa số các ao có hàm lượng NH3 nằm trong mức cho phép.
o NO2: dao động 0,15-75 mg/l, các ao có NO2 cao cợn nhiều, ao dơ và sụp tảo, các ao còn lại đa số không xuất hiện NO2 hoặc xuất hiện với hàm lượng thấp.
– Mật độ tảo tại địa bàn: xuất hiện nhiều các loài tảo lục, tảo lam và tảo khuê, tảo giáp và tảo mắt ở mức trung bình.
– 14 mẫu xét nghiệm có ngoại ký sinh (protozoa): (chiếm 26,4%), nguyên nhân là do nước có cợn, nhiều vật chất lơ lững, ao dơ tạo giá thể và điều kiện thuận lợi cho các ngoại ký sinh phát triển
– Phần lớn các ao có màu trà nhạt và tỷ lệ nhỏ ao có màu xanh nhạt, số ao có màu trà và xanh đậm rất ít.
– Khoáng trong ao nuôi: các hộ dân quản lý rất tốt, hiếm gặp các trường hợp thiếu khoáng.
– Khuẩn trong ao: chiếm ưu thế là khuẩn vàng, khuẩn xanh – khuẩn tạp có khả năng sinh ra khí độc H2S xuất hiện ít trong ao nuôi.
Qua tổng hợp báo cáo tháng 9, phòng kỹ thuật Công ty Mỹ Bình đưa ra khuyến cáo và giải pháp trong video, kính mời các bạn theo dõi.
#nuoitomthechantrang, #phongtribenhtom
Nguồn: https://tien.net.vn/
Xem thêm: https://tien.net.vn/category/vui-khoe-moi-ngay/suc-khoe/
